Đã có quá nhiều sự tích ăn tổ yến là ác độc làm người tiêu dùng không có thiện cảm với nghề gọi yến này. Pimira muốn truyền thông tin khách quan đúng đắng để có cái nhìn khách quan, tính nhân văn trong nghề ít được ai quan tâm thấu đáo.
Tổ chim yến
Từ ngàn xưa, yến sào vốn đã là thức ăn quý hiếm mà chỉ các bậc vua chúa mới được phép sử dụng mà thôi. Đến ngày nay khi đời sống phát triển thì con người có thể tự xây dựng lên những ngôi nhà để gọi yến về làm tổ, bởi đó có thể khai thác tổ yến và sử dụng một cách dễ dàng.
Ngày nay, tổ yến sào được sử dụng khá phổ biến bởi công dụng được chứng minh bằng những thông tin khoa học tác động lên sức khỏe con người
Nghề gọi chim yến
Cho đến nay. có rất nhiều ánh nhìn không tốt đang hướng về những người gọi Yến. Người ta cho rằng những người gọi yến là người tham lam và nghề gọi yến là không có tính nhân văn. Có rất nhiều người nghĩ rằng để có thể làm ra được một cái tổ thì chim yến đã phải cực nhọc lắm, thậm chí có người cho rằng yến huyết là do con chim yến dùng chính máu của mình để làm ra.
Vì vậy nếu bị mất tổ con chim yến sẽ thật đau đớn và vất vả nhiều vì cứ phải lao khổ làm đi làm lại cái tổ mỗi khi bị con người hái mất tổ. Nghe như vậy thì cảm thấy như có lý và cảm thấy thật thương tâm cho những chú chim bé nhỏ và không thể không trách những người làm nghề yến là quá tàn nhẫn…
Tuy nhiên với tâm huyết hơn 10 năm trong nghề gọi và nuôi yến với tình yêu đối với loài chim Yến bé nhỏ kiên cường cũng như tâm huyết mang đến giá trị đích thực từ sản phẩm yến sào nguyên chất đầy dinh dưỡng cho khách hàng của PIMIRA thì hôm nay “Tổ Yến Tình Yêu” xin gửi đến các bạn video sẽ giúp bạn hiểu biết về sự thật yến làm tổ cũng như việc thu hái tổ là như thế nào nhé.
😉 Bạn quan tâm : Hệ thống nhà yến Pimira
Câu chuyện kể tích và nghề gọi yến Việt Nam
Bạn thấy không việc gọi yến và hái tổ là công việc có giá trị cộng sinh đó ạ. Điều này cũng rất dễ hiểu nếu bạn liên tưởng đến câu chuyện cổ tích quen thuộc “Ăn khế trả vàng“ mà chúng ta vốn đọc khi còn nhỏ. Qua câu chuyện chúng ta thấy rõ ràng cục vàng chẳng có giá trị gì với chim phượng hoàng nhưng nó chỉ cần trái khế thôi, ngược lại trái khế không có giá trị đối với người em nhưng cục vàng thì có. Vậy 2 bên cùng trao đổi những gì mình đang có để được thứ mình cần nhưng không ảnh hưởng tới nhau mà cuộc sống thì trở nên đẹp đẽ hơn.
Chim yến nói riêng và các loài chim nói chung, chúng rất khôn ngoan nên chúng luôn chọn nơi an toàn để trú ngụ, làm tổ và sinh sôi phát triển đàn. Còn người gọi yến thì muốn yến về làm tổ thì phải đã phải đầu tư rất lớn, phải xây nên những ngôi nhà Yến, rồi gọi chim yến về. Nếu tại những ngôi nhà yến không cảm thấy an toàn và không phù hợp thì yến sẽ không về làm tổ đâu bạn ạ.
Và trong quá trình gọi yến và hái tổ, cũng không có chuyện vì tham lam quá mức mà hái tổ nhiều quá mức khiến cho chim yến phải lao khổ làm ra tổ đâu ạ… vì điều này chẳng khác nào đối với trường hợp của người anh trong câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, nếu đã được cho những thỏi vàng quý báu nhưng vì tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không quan tâm tới gánh nặng cho chim phượng hoàng thì kết cục phượng hòang cũng bỏ người anh cho rơi xuống biển và bay đi mất. Nếu người gọi yến mà tham lam như thế thì chim yến cũng sẽ rời bỏ đi, vì đó là nơi không an toàn cho chúng đó ạ.
“Bài học ý nghĩa của câu chuyện này chính là giá trị cộng sinh với nhau để cùng tồn tại còn nếu tham lam chỉ vì lợi ích của riêng mình thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại được”
Nên những ngôi nhà yến chúng mình xây dựng là môi trường yến có thể sống an toàn nên chúng đã chọn những nhà yến này để làm tổ sinh sản làm cho tăng đàn và phát triển giống vì chúng ở những nơi thiếu điều kiện môi trường lý tưởng như ở ngoài đảo nào là bị các động vật săn mồi khác hãm hại, thì nay chúng được sống trong những ngôi nhà Yến đầy đủ tiện nghi và hoàn toàn an toàn trước các loài động vật săn mồi khác. Chim Yến cám ơn con người vì điều đó.
Chim yến làm tổ trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần
Ngoài ra việc làm tổ của chim Yến tương đối là dễ dàng chứ không khó như mọi người nghĩ thế cho nên 1 năm chúng tôi khai thác 3 lần là phù hợp và chúng hoàn toàn khoa học nên mọi người hãy yên tâm.
Bạn quan tâm
- Chim yến ăn gì
- Các bài thơ hay về chim yến
Tính nhân văn trong nghề yến
Chính vì thế nếu sản phẩm tổ Yến càng được khách hàng yêu mến và sử dụng thì chúng tôi mới có chi phí quay lại đầu tư những căn nhà Yến mới từ đó giống nòi chim Yến sẽ càng có cơ hội phát triển giống nòi của chúng mạnh hơn nữa.
Là người gọi yến chân chính chúng tôi không bao giờ giết hại chim con hay đạp bỏ trứng chỉ để hái tổ. Bởi vì mỗi quả trứng hay mỗi chú chim non chính là tương lai của chúng tôi. Khi những chú chim con này lớn lên thì xác xuất rất lớn để chúng quay trở về làm tổ cùng cha mẹ cũng rất cao. Thế tại sao chúng tôi lại có thể hãm hại chúng được, nếu làm điều này sẽ chẳng có chú chim Yến nào dám quay lại đây làm tổ nữa vì nơi chúng ở ko an toàn cho chúng an cư lập nghiệp.
Hưng Gọi Yến – Nhà sáng lập thương hiệu yến sào PIMIRA
Gọi yến và hái tổ thật ra là một công việc mang tính rất nhân văn. Nó mang lại nơi cư trú bình yên cho những đôi chim yến và bởi đó có thể cung cấp cho con người những tổ yến thật góp phần trong việc tạo ra giá trị tốt cho đời sống con người như sức khỏe và tinh thần… đó ạ!
Phật pháp có dạy cứu được 1 mạng xây lên 7 cơ đồ trong khi người gọi Yến chúng tôi tạo môi trường để đàn chim Yến ngày càng phát triển thì đây thật sự là một nghề để đức lại cho con cháu đời sau, một nghề nhân đạo chứ không như nhận thức sai lầm mà nhiều người đang suy nghĩ.
Tác dụng của tổ yến đối với lợi ích sức khỏe của con người thì đã được đúc kết từ bao đời và đến nay thì được kiểm chứng bằng khoa học. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn được yên tâm sử dụng yến sào mà không cần bận tâm bởi nhiều suy nghĩ xấu mà không đúng xoay quanh việc khai thác tổ yến bạn nhé.