XIN HÃY THỨC TỈNH – BẰNG CHỨNG ĐỘC DƯỢC ??
Nhiều khách hàng đã có lòng tin YẾN HUYẾT bao biện cho việc mua yến huyết một cách CỐ CHẤP mà chưa bao giờ hỏi người bán thông tin yến huyết đó có từ đâu.
Có thật, yến huyết của người bán có phải nguồn gốc yến đảo VIỆT NAM. Hàm lượng NITRIT có trong yến có thật sự trong mức cho phép quy định của nhà nước không.
Bằng chứng xét nghiệm yến huyết có chứa độc tố NITRIT
Gần đây một bằng chứng khách hàng hàng khi sử dụng yến huyết cố chấp với bán yến thiện tâm tranh luận. Người bán thiện tâm ấy kêu khách hàng đó mua yến sử dụng vì yến huyết giá trị rất cao chẳng lẽ có 250k/10 gram yến mà không chịu đi xét nếu sử dụng cho mình
Thật đau lòng, sau khi người khách ấy xét nghiệm lại té ngửa bởi thấy yến huyết mình đang cho con ăn của người trước bán là ĐỘC DƯỢC vượt quá mức quy định cho phép của nhà nước dưới mức ngưỡng 30mg/KG (PHỤ LỤC VII – Chỉ tiêu chất lượng tổ yến – Nghị định số 13/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, yến huyết nếu nhìn vào thì Trung Quốc đã ra một số quyền quy định về yến huyết cấm tiêu thụ nếu không đạt tiêu chuẩn độc hại. Thế tại sao, Việt Nam chúng ta còn mù mờ sai lầm yến huyết đại trà nhiều trên nhóm mà không biết nó có phải thật sự như vậy không.
Vậy thế tại sao khách hàng không có quyền hỏi, người bán tư vấn thật tâm nguồn gốc yến huyết đó đúng như họ nói không. Tại sao người bán lại từ chối những câu hỏi tế nhị từ khách hàng. Vì chính khách hàng, người tiêu thụ sản phẩm vì sức khỏe. Cớ sao bắt khách hàng ăn độc được, vậy nếu đặt ở vị thế người bán. Theo bạn có nên cho người thân mình ăn yến huyết có chứa độc tố vượt quá mức cho phép như thế này không
Nếu quý vị không tin có thể xem Truyền hình VTV nói gì về yến hũ, yến huyết giả như thế nào nhé
Câu chuyện ở dưới tôi và những người bạn trong cộng đồng đã muốn lan truyền nhưng chưa đủ sức mạnh. Giờ hãy để cộng đồng người bán thật tâm, người mua sáng suốt nhận được giá trị thực YẾN ĐỘC DƯỢC mình đang mua để lan tỏa thông tin này.
Sự thật câu chuyện Yến màu, Yến huyết!
Hầu như những người làm trong ngành yến đều biết rằng yến huyết tràn lan trên thị trường hiện nay đa phần là đến từ “nước ngoài” hoặc bị làm giả. Tuy nhiên, tại sao mặt hàng được cho là quý & hiếm lại có thể xuất hiện tràn lan như vậy?
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, yến huyết tự nhiên rất hiếm. Hiếm đến độ không có sẵn để trưng bày, có tiền chưa chắc gì đã mua được ngay. Vậy hàng trôi nổi ngoài thị trường là ở đâu? Nói cách chủ quan thì nó là hàng giả của gian thương hoặc hàng từ nước ngoài. Vậy họ làm giả bằng cách nào?
1. Nhuộm:
– Cách này khá là phổ thông. Nhanh gọn và lẹ nhưng rất dễ phát hiện khi ngâm yến trong nước để làm sạch hay chưng yến. Màu nhuộm khi đấy sẽ phai đi và qua mắt thường thì có thể nhận biết rất dễ dàng.
2. Dùng NaNO2 (Sodium nitrite)
– “Hơi từ sodium nitrite hoà tan trong HCl 2% hoặc từ phân chim Yến đã có thể biến tổ Yến màu trắng sang màu đỏ. Chất làm đỏ tổ yến có trong ‘phân chim’ có khả năng hòa tan trong nước và ổn định nhiệt. Màu đỏ của tổ yến ăn được có thể là do các yếu tố môi trường bên trong hang động và các ngôi nhà gọi Yến.” 👉 Theo Edible bird’s nests – How do the red ones get red (2012).
– Dẫn chứng dễ hiểu hơn thì có thể xem qua các phản ứng hóa học của nitrite sau:
- Phản ứng lòng trắng trứng + HNO3 thì sẽ xuất hiện kết tủa vàng (Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của yến sào là 50-60% protein / 100gr).
- Trong ngành thực phẩm, ở đây là các loại thịt được chế biến sẵn. Người ta dùng nitrite để có tác dụng như ngăn chặn sự sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn có hại, thêm vị mặn cho thịt & GIÚP THỊT CÓ MÀU ĐỎ HOẶC HỒNG.
Tóm lại, việc dùng sodium nitrite để đổi màu tổ yến trắng sang màu hồng hoặc đỏ là điều hoàn toàn có thể xảy ra hoặc đang diễn ra.
3. Hầm phân
– Họ dùng hầm phân hóa học có hàm lượng hơi nitrite & nitrate đậm đặc, kiểm soát nhiệt độ khoảng 50-60 độ C để thúc đẩy quá trình đổi màu xảy ra nhanh hơn. Nếu cách xông hơi có tác dụng sau 8 tháng thì cách này sẽ chỉ rơi vào 2 tuần đến 1 tháng là có thể cho ra lò.
Bằng chứng yến bảo cho thấy thực tế yến đổi màu do tiếp xúc phân nhà yến của họ
⛔ Nitrate (NO3) & Nitrite (NO2) gây hại gì?
Hai chất này là những hợp chất tự nhiên có trong cơ thể con người và một số loại rau quả. NO3 tương đối trơ, nghĩa là nó có tính ổn định (không có khả năng thay đổi và gây hại). Tuy nhiên, các vi khuẩn trong miệng & enzyme trong cơ thể có thể biến đổi NO3 thành NO2 – và đây là chất có thể gây hại. Kiểu nó có thể trở thành oxit nitric (có lợi) hoặc nitrosamine (ung thư chetmeluon 🙁).
Như đã nói ở trên, các nhà sản xuất thường thêm chất này vào thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói…nhằm bảo quản. Cho nên PIMIRA chính vì tiếng nói người tiêu dùng không ngừng lên tiếng truyền thông một số Yến Huyết hiện nay đang có trên thị trường có chứa nhiều độc tố NITRIT
Mặc dù, Pimira lên tiếng sẽ đụng chạm rất nhiều anh chị bán yến huyết trong ngành. Nếu thật sự yến huyết một số nơi bán không chứa độc tố thì cần khách hàng kiểm chứng hoặc từ nơi bán chứng minh được nguồn gốc của nó để khách hàng có sự tin tưởng nhiều hơn.
Quý khách cũng nên cần có sự thông thái nhất định khi chọn lựa các loại yến này để tránh được bị gian thương lợi dụng hoặc nặng nề hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người thân của quý vị khi sử dụng