fbpx

Yến Sào ngăn ngừa trí nhớ và nhận thức do mãn kinh

Yến sào đến trí nhớ và nhận thức do mãn kinh

Từ ngàn xưa tới nay, yến sào đã được sử dụng để nâng cao sức khỏe của người dùng nói chung. Tuy nhiên, đến gần đây, những tác dụng quý giá của yến sào mới được các nhà khoa học chứng minh bằng các thí nghiệm thực tiễn.

Yến sào mãn kinh

Năm 2017, các nhà khoa học của Đại học Dược Thừa Đức (Trung Quốc), Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) và Đại học Putra (Malaysia) đã thực hiện nghiên cứu về khả năng của yến sào trong việc ngăn ngừa những vấn đề nhận thức và trí nhớ do mãn kinh ở chuột thí nghiệm.

Thời kì mãn kinh gây ra những vấn đề về nhận thức và trí nhớ do suy giảm chức năng tế bào thần kinh ở hồi cá ngựa (hippocampus – một phần của não trước, nằm bên trong thuỳ thái dương, có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian). Sự giảm đáp ứng với tác nhân Sirtuin-1 (SIRT1) trong hồi cá ngựa có liên quan tới cơ chế phân tử của hiện tượng này.

Trong đó: Sirtuin-1 (SIRT1) là một loại enzyme giúp tăng cường tuổi thọ nhờ điều chỉnh tính dẻo dai của não bộ.

Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity năm 2017 có tên “Yến sào ăn được ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ và nhận thức liên quan tới thời kì mãn kinh ở chuột thông qua tăng hoạt động của Sirtuin-1 tại hồi cá ngựa.

Khoa học chứng minh công dụng yến sào

Phương pháp thực hiện thí nghiệm

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đánh giá tác động của yến sào tới hoạt động của SIRT1 trong hồi cá ngựa và những tiềm năng của yến sào đối với chứng suy giảm trí nhớ và nhận thức ở chuột thí nghiệm bị cắt buồng trứng.

Trong thí nghiệm này, chuột thí nghiệm được chia thành các nhóm:

  • Nhóm 1 không bị cắt buồng trứng, không bị phẫu thuật
  • Nhóm 2 bị cạo lông, mổ nhưng không bị cắt buồng trứng (nhóm trị liệu giả)
  • Nhóm 3 bị cắt buồng trứng, được cho ăn bằng thức ăn thông thường
  • Nhóm 4 bị cắt buồng trứng được cho ăn bằng thức ăn thông thường và bổ sung yến sào mỗi ngày, chia thành 3 phân nhóm cho ăn ở mức 2g/kg thể trọng (nhóm 4a), 0.6g/kg thể trọng (nhóm 4b), and 0.3 g/kg thể trọng (nhóm 4c).
  • Nhóm 5 được điều trị bằng liệu pháp estrogen (ở mức 0.2mg/kg thể trọng/ngày)
  • Sau 12 tuần thực hiện thí nghiệm, các nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm nhận thức đối với chuột (bài tập mê lộ nước Morris(*) – 4 ngày làm thử và 1 ngày thực hiện chính thức) và đo đạc mức độ estrogen trong huyết tương, các chỉ số nhiễm độc và giải phẫu đo đạc hóa mô miễn dịch SIRT1 tại hồi cá ngựa.

(*) Bài tập mê lộ nước Morris (Morris water maze): bài tập mê lộ nước Morris lần đầu tiên được mô tả bởi Richard Morris vào năm 1984. Dựa vào bản năng sinh tồn và khả năng nhớ vị trí không gian của chuột, nên khi cho vào nước chuột sẽ bơi để tìm bến đỗ và nhớ vị trí của bến đỗ ở các lần tiếp theo. Trong bài tập này, chuột được cho vào một hồ bơi có đặt một bến đỗ ngập dưới nước, nước trong hồ bơi được làm đục để động vật không nhìn thấy cũng như không thể dựa vào mùi để tìm thấy bến đỗ mà phải dựa vào các dấu mốc bên ngoài (một số tranh ảnh hoặc vật mốc cố định trong buồng thực nghiệm) để định hướng. Các chỉ số đánh giá trong bài tập này là thời gian tìm thấy bến đỗ, quãng đường tìm thấy bến đỗ, vận tốc bơi trung bình, thời gian lưu lại góc có bến đỗ.

Kết quả thí nghiệm

Yến sào có tác dụng tăng khả năng học tập và ghi nhớ

Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng cả yến sào và estrogen đều có công dụng nâng cao khả năng học tập và ghi nhớ không gian và nâng cao lượng estrogen trong huyết tương cũng như phản ứng với SIRT1 trong hồi cá ngựa. Bên cạnh đó, nhóm chuột sử dụng yến sào thể hiện ưu việt hơn bởi nó không gây độc cho gan như nhóm chuột sử dụng estrogen. Kết quả đo đạc cho thấy sử dụng yến sào trong 12 tuần thí nghiệm nâng cao khả năng nhận thức và trí nhớ ở chuột cái đã bị cắt tử cung và có thể trở thành một liệu pháp hiệu quả để thay thế cho liệu pháp estrogen trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan tới suy giảm trí nhớ do lão hóa và mãn kinh.

Bài tập mê lộ nước Morris là bài kiểm tra khả năng ghi nhớ không gian.

Trong bài kiểm tra định hướng, cả ba nhóm chuột đều rút ngắn thời gian thoát khỏi mê lộ sau 4 ngày tập liên tục – chứng minh rằng trong điều kiện sinh lí và thần kinh học bình thường, 4 lần tập luyện 1 ngày có thể tạo ra hiệu quả ghi nhớ, nhờ đó nâng cao kết quả định hướng của ngày tiếp theo.Tuy nhiên, trong ngày luyện tập thứ 4, nhóm chuột 1 (không bổ sung thêm gì vào khẩu phần) có thời gian thoát mê cung lâu nhất so với nhóm chuột 2 và 3 và nhóm chuột không bị cắt buồng trứng, chứng tỏ năng lực nhận thức không gian của chúng đã bị suy giảm. Nhóm chuột sử dụng yến sào ở mức cao có thời gian thoát ra ngắn hơn so với nhóm chuột sử dụng estrogen. Ngoài ra, nhóm chuột sử dụng nhiều yến sào có thời gian thoát mê cung ngắn hơn so với nhóm chuột sử dụng ít yến sào.

Kết luận : Cả yến sào và estrogen đều có công dụng học tập và ghi nhớ

Kết luận : Yến sào có tác dụng nâng cao trí nhớ và nhận thức

Khả năng ghi nhớ và học tập không gian của loài chuột chủ yếu liên quan tới chức năng và hình thái học của hồi cá ngựa. Do đó, các phát hiện trong nghiên cứu này đã cho thấy năng lực yến sào trong việc nâng cao trí nhớ và khả năng học tập của chuột cái bị cắt buồng trứng có liên quan chặt chẽ tới ảnh hưởng của yến sào tới hoạt động của SIRT1 trong hồi cá ngựa.

Nghiên cứu này đã lần đầu chứng minh rằng yến sào bảo trì hoạt động của SIRT1 tại hồi cá ngựa trong chuột cái trưởng thành đã bị cắt buồng trứng, và đó là cơ sở của khả năng tăng cường nhận thức của yến sào. Khả năng tích cực của yến sào có lẽ thông qua việc tăng cường tính dẻo dai của não bộ và tác động lên khả năng nhận thức thông thường. Mặc dù cơ chế tế bào và phân tử chi tiết liên quan tới tác dụng này còn chưa được nghiên cứu rõ ràng, khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ của yến sào cho thấy loại thực phẩm này là một ứng viên đầy tiềm năng và là chiến lược tuyệt vời để chống lại những rối loại nhận thức gắn liền với thời kì mãn kinh.

Yến sào không gây tác dụng phụ như Estrogen

Thí nghiệm đã cung cấp bằng chứng cho thấy chức năng nhận thức có thể được tác động thông qua sử dụng yến sào nhờ nâng cao khả năng phản ứng với SIRT1 trong hồi cá ngựa ở chuột cái đã bị cắt buồng trứng. Sử dụng yến sào cũng ít độc hại hơn so với sử dụng liệu pháp estrogen – một liệu pháp thường dùng cho các chứng bệnh thời kì mãn kinh.

Kết quả đo đạc mức độ nhiễm độc trong nghiên cứu cho thấy nồng độ các chất độc tại gan, thận và nước tiểu trong nhóm chuột sử dụng estrogen cao hơn rõ rệt so với các nhóm chuột khác. Trong thí nghiệm ngày, các dữ liệu về nhiễm độc đều tương ứng với các tác dụng phụ tiêu cực trong việc sử dụng estrogen bổ sung (tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung..) Do đó, mặc dù estrogen có khả năng tăng cường năng lực học tập và ghi nhớ của chuột đã bị cắt buồng trứng, những ảnh hưởng của nó tới chức năng gan và thận đều là không mong muốn.

Hơn nữa, yến sào cũng nổi tiếng bởi những hợp chất sinh hóa có tác động tổng hợp đến tác dụng sinh hóa của nó, đặc biệt là có những hợp chất có khả năng làm tăng hiệu quả chống oxy hóa toàn diện của yến sào như lactoferrin và ovotransferrin. Hiện nay khoa học đã chứng minh sự tương tác giữa nhiều loại dinh dưỡng trong thực phẩm hay thực vật và quan hệ giữa chúng trong ma trận thức ăn đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra hiệu quả có ích tới sức khỏe so với một loại chất riêng lẻ trong thức ăn hay thực vật.

Để lại một bình luận