fbpx

Yến sào với bệnh tim mạch và béo phì

Các bệnh tim mạch và béo phì  chuyển hóa đang ngày càng phổ biến trong xã hội và gánh nặng do chúng gây ra đang càng lúc càng lớn, khiến cho việc tìm kiếm giải pháp chống lại chúng trở nên gấp gáp. Mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và các loại bệnh mãn tính cũng đã được khoa học chứng minh bằng nhiều nghiên cứu có sức nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn không lành mạnh có thể gây tăng cân không kiểm soát, gây ra tình trạng viêm nhiễm nhẹ dài ngày, dẫn tới nhiều bệnh mạn tính khác như các bệnh tim mạch và trao đổi chất.

Hậu quả của chế độ ăn không lành mạnh

Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ, nhưng việc khống chế các bệnh tim mạch chuyển hóa chưa có nhiều hiệu quả. Hơn nữa, nhiều tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc khiến cho nhiều liệu pháp chữa trị khó có khả năng áp dụng rộng rãi, vì thế việc tìm kiếm phương pháp thay thế cũng rất cần thiết.

Theo quan điểm chữa bệnh phải chữa từ gốc, nhiều nhà khoa học đã nhận định với các căn bệnh có nguồn gốc từ chế độ ăn uống, tìm kiếm phương thức phòng chống nhờ con đường ăn uống là một giải pháp tốt và ít có tác dụng không mong muốn.

Chúng ta có thể thấy hậu quả của chế độ ăn không lành mạnh để lại như: béo phì, viêm nhiễm và các bệnh tim mạch chuyển hóa. Trong khi đó PIMIRA đã tìm thấy nghiên cứu khoa học chứng minh Yến sào có công dụng chống oxy hóa và kháng viêm giúp cải thiện sự mất cân bằng oxy hóa và viêm nhiễm do chế độ ăn nhiều chất béo nhờ điều chỉnh các gen kháng oxy hóa và kháng viêm của gan. Dưới đây là chi tiết bài nghiên cứu!

Yến sào có công dụng chống oxy hóa và kháng viêm

Yến sào là một loại thực phẩm bổ sung truyền thống quý giá nhờ có tác dụng tăng cường sức khỏe, tuy vậy vẫn còn khá ít nghiên cứu khoa học về công dụng cụ thể của yến sào. Các báo cáo khoa học gần đây cho thấy yến sào chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm gồm protein, carbohydrate, acid béo và các khoáng chất khác. Chỉ cần sử dụng một hoặc vài loại hoạt chất trong yến sào, người ta đã thu được những kết quả khả quan. Hơn nữa, năng lực sinh hóa của thực phẩm đa thành phần thường đến từ hiệu quả tổng hợp của chúng chứ không phải là sự cộng dồn các hợp chất đơn lẻ với nhau. Chính vì vậy, mặc dù cơ chế phát huy tác dụng của yến sào với sức khỏe đến nay vẫn chưa được nghiên cứu tường tận, nhưng các nhà khoa học đã nhận định công dụng tuyệt vời của yến sào đến từ sự phối hợp tự nhiên của các thành phần cấu tạo nên yến sào, một thứ mà không có loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nhân tạo nào có thể bắt chước được.yen-sao-va-beo-phi

Với mong muốn phần nào làm rõ cơ chế phát huy tác dụng của yến sào, các nhà khoa học thuộc đại học Putra (Malaysia) đã căn cứ vào công dụng chống oxy hóa và kháng viêm của yến sào để đưa ra giả thiết rằng yến sào có khả năng điều chỉnh gen chống oxy hóa và kháng viêm trong gan. Trên cơ sở giả thiết này, họ đã thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng.

Nghiên cứu khoa học có tên: “Yến sào ăn được cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa và viêm nhiễm do chế độ ăn nhiều chất béo thông qua điều chỉnh các gen chống oxy hóa và kháng viêm trong gan.”

Edible Bird’s Nest attenuates high fat diet-induced oxidative stress and inflammation via regulation of hepatic antioxidant and inflammatory genes

Nguồn: NCBI

Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm tác dụng yến sào đến việc cải thiện mất cân bằng oxy hóa và kháng viêm

Chuột thí nghiệm được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm 1 được nuôi bằng khẩu phần ăn bình thường
  • Nhóm 2 được nuôi bằng khẩu phần ăn giàu chất béo và bổ sung Simvastatin (một loại thuốc giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu)
  • Nhóm 3 được nuôi bằng khẩu phần ăn giàu chất béo và bổ sung yến sào
  • Nhóm 4 nuôi bằng khẩu phần ăn giàu chất béo và không có thực phẩm bổ sung

Thí nghiệm được thực hiện trong vòng 12 tuần và các chỉ tiêu được lấy từ 4 nhóm chuột thí nghiệm sẽ được so sánh với nhau.
Những con chuột được cân hàng tuần, còn các chỉ tiêu về mất cân bằng oxy hóa và viêm nhiễm được đo đạc vào cuối kỳ thí nghiệm. Ngoài ra, những thay đổi trong hàm lượng chất chống oxy hóa trong gan và mức độ viêm nhiễm cũng được phân tích.

Kết quả thí nghiệm
Sau khi tiến hành đo đạc các chỉ số từ 4 nhóm chuột thí nghiệm, các nhà khoa học đã đưa ra được các kết luận như sau:

  1. Yến sào làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa do chế độ ăn nhiều chất béo.
  2. Sự tăng cân do ăn nhiều chất béo thường đi kèm với mất cân bằng oxy hóa, làm giảm lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn tới tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt trong máu và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Trong nghiên cứu này, mặc dù cân nặng và mức độ mất cân bằng oxy hóa ở nhóm chuột 3 (ăn nhiều chất béo được bổ sung yến sào) có tăng so với nhóm chuột 1 (ăn chế độ thông thường), nhưng mức độ này thấp hơn nhiều so với nhóm 4 (ăn nhiều chất béo không được bổ sung gì). Nhóm chuột 2 (ăn nhiều chất béo được bổ sung thuốc Simvastatin) cũng có các chỉ số khá hơn nhóm 4, nhưng kết quả không rõ ràng và khả quan bằng nhóm 3.

Có thể thấy, yến sào có tác dụng thậm chí còn tốt hơn Simvastatin trong việc ngăn chặn giảm chất chống oxy hóa trong cơ thể sử dụng thực đơn nhiều chất béo.

Khả năng chống oxy hóa trong giảm mất cân bằng oxy hóa là nhờ các chất chống oxy hóa có trong yến sào có thể tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể.

Yến sào làm giảm viêm nhiễm do khẩu phần ăn nhiều chất béo
Trong nghiên cứu này, yến sào cũng cải thiện khả năng kháng viên sau 12 tuần. Các chỉ số kháng viêm (như yếu tố hoại tử khối u Tnf-α, interleukin 6, protein phản ứng C) ở cả nhóm chuột sử dụng yến sào và sử dụng thuốc Simvastatin đều tốt hơn so với nhóm 4.

Yến sào điều chỉnh các gen chống oxy hóa và kháng viêm của gan.
Dựa trên tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm của yến sào, các nhà khoa học đã phân tích tác động của nó lên các gen liên quan tới chống oxy hóa và kháng viêm trong gan. Kết quả cho thấy sự tăng hiện diện của chất chống oxy hóa thông qua điều hòa sao mã gen phần nào thể hiện trạng thái chống oxy hóa tốt hơn ở nhóm chuột sử dụng yến sào.

Hơn nữa, chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng hoạt động của các gen ra tín hiệu viêm nhiễm. Yến sào ngăn chặn những thay đổi này

Kết luận khoa học về yến sào

Yến sào có tác dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa và kháng viêm
Các nhà khoa học kết luận yến sào có công dụng cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa và viêm nhiễm do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra, một phần là nhờ cơ chế sao mã gen chống oxy hóa và kháng viêm ở gan, và hiệu quả của yến sào tốt hơn so với thuốc Simvastatin. Điều này khiến các nhà khoa học của đại học Putra Malaysia cho rằng yến sào có thể phát huy công dụng trong việc chống lại các bệnh viêm nhiễm do béo phì và các bệnh tim mạch chuyển hóa liên quan.Kết luận của các nhà khoa học đã khẳng định công dụng tuyệt vời của yến sào, không chỉ với những người đang mang trong mình căn bệnh béo phì hay tim mạch, mà cả với những người khỏe mạnh nhưng đang có chế độ ăn uống chưa lành mạnh.

Tin liên quan: Công dụng ngàn năm của yến sào – Hãy để khoa học lên tiếng

Hãy sử dụng yến sào an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
Yến sào chủ yếu được tạo thành từ các loại protein và hiệu quả của nó được hình thành chủ yếu từ sự phối hợp tác dụng của các hoạt chất sinh học protein đó. Tuy nhiên, những chất ô nhiễm có trong yến sào có khả năng làm giảm hoặc gây phản tác dụng của yến sào. Chính vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, đảm bảo vì lợi ích sức khỏe của chính bản thân mình. Để được tư vấn cụ thể miễn phí bạn hay gọi vào số 0915070772, tư vấn viên nhiệt tình hỗ trợ bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *