fbpx

Ăn khế trả vàng – Chim yến trả ơn

Nghề gọi chim yến thật sự có ác không ?

Đến nay vẫn có một số người hiểu lầm với góc nhìn không tốt cho những người gọi yến. Quan niệm cho rằng, người gọi yến luôn tham lam, hái tổ yến không có nhân văn. Nhiều người nghĩ để yến làm tổ phải rất cực nhọc thậm chí chim yến phải dùng chính máu mình ra để làm tổ yến huyết. Nỡ lòng nào, con người lại lấy đi tổ yến sau nhiều thời gian chim yến phải chịu sự vất vả và nỗi đau. Nghe qua thì cảm thấy đau lòng, cảm thấy thật nhẫn tâm tôi cho những chim yến nhỏ bé dẫn đến trách những người theo nghề yến rất tàn nhẫn…

Sau khi xem bài này chắc hẵn quý vị sẽ thay đổi quan điểm về cái nghề mà chúng tôi rất trân quý.

Biết ơn người xây nhà yến làm tổ

 Nếu chúng ta lắng nghe và tìm hiểu nghề gọi yến sẽ thấy đây là một nghề có giá trị nhân văn mang lại lợi ích cho chim yến và cộng đồng rất lớn. Thế nên hãy cùng Pimira xem câu chuyện cổ tích ăn khế trả vàng- chim yến trả ơn để hiểu và trân trọng công việc của người gọi yến hơn ạ.

Câu chuyện cổ tích về nghề gọi yến và cách chim yến trả ơn bằng tổ như thế nào?

Chắc nhiều người đã quá quen thuộc câu chuyện cổ tích “Ăn khế trả vàng” từ còn thời thơ ấu. Qua câu chuyện đó, các bạn có thể thấy sự liên tưởng việc gọi yến và hái tổ là công việc có giá trị cộng sinh lẫn nhau. Câu chuyện xưa đó đã cho chúng ta thấy giá trị rõ ràng với chim phượng hoàng cục vàng chẳng có ý nghĩa gì so với trái khế nó cần đề ăn, ngược lại trái khế chẳng có tí giá trị gì đối với người em đang có nhưng cục vàng thì lại có. Do vậy, 2 bên có sự trao đổi những gì mình có để đạt được thứ mình cần nhưng lại không ảnh hưởng tới nhau mà ngược lại cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là sự biết ơn! người xây nhà, chim làm tổ

Ăn khế trả vàng - Chim yến trả ơn

Chim yến cũng thế, chúng rất khôn ngoan. Chúng luôn chọn những nơi an toàn để trú ngụ, làm tổ và sinh sôi phát triển bầy đàn. Còn người gọi yến muốn chim về làm tổ thì phải đã phải đầu tư xây một ngôi nhà kinh phí lớn để gọi chim yến cư trú tại đó. Nếu ở những ngôi nhà yến không cảm thấy an toàn, không phù hợp môi trường sống yến thì yến sẽ không thể làm tổ chính ở nơi đó.

👉 Mời bạn xem : Nghiên cứu sự sinh trưởng chim yến

Trong suốt quá trình dẫn dụ chim yến và thu hái tổ, không có câu chuyện người gọi yến vì tham lam quá mức mà hái tổ nhiều quá mức khiến cho chim yến phải lao khổ làm ra tổ yến huyết đâu ạ…Tuy nhiên, sự tham lam trong quy trình hái tổ là có thật, điều này làm chim yến kiệt sức và chất lượng tổ bị nhão, không ngon. Người gọi yến cần biết điểm cân bằng giá trị lợi ích giữa loài người và chim yến. Hái tổ nhân văn là điều chân thiện mỹ mà người  gọi yến cần hướng tới

[related_post_two]

Sơ đồ hái tổ yến tham lam

Hái tổ tham lam chẳng khác nào đối với trường hợp của người anh trong câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, nếu đã được cho những thỏi vàng quý báu nhưng vì tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không quan tâm tới gánh nặng cho chim phượng hoàng thì kết cục phượng hòang cũng bỏ người anh cho rơi xuống biển và bay đi mất. Nếu người gọi yến mà tham lam như thế thì chim yến cũng sẽ rời bỏ đi, vì đó là nơi không an toàn cho chúng đó ạ. Chí ít khách hàng cũng sẽ tẩy chay hành động bất nhân này và nghề yến sẽ xây dựng 1 hình ảnh xấu trong mắt khách hàng. Chắc không có bất kỳ người gọi yến nào mong muốn điều này

Hái tổ yến nhân văn - Bảo toàn vi chất

Với tâm huyết trên 10 năm trong nghề dẫn dụ và nuôi chim yến, tình yêu PIMIRA đối với loài chim Yến bé nhỏ kiên cường cũng như tâm huyết mang đến giá trị thực sự từ sản phẩm yến sào nguyên chất đầy dinh dưỡng cho khách hàng của mình thì PIMIRA với sologan Cho sự quan tâm đúng nghĩa xin gửi đến các quý vị video sẽ giúp quý vị hiểu biết về sự thật yến làm tổ như thế nào cũng như việc thu hái tổ như thế nào là nhân văn

Ý nghĩa của câu chuyện này đã cho chúng ta bài học về giá trị cộng sinh với nhau để cùng tồn tại, cùng phát triển còn nếu tham lam chỉ vì một chút lợi ích riêng tư thỏa mãn bản thân thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại được

“Ăn khế trả vàng – Chim yến trả ơn”

Chim yến biết ơn người  gọi yến đã cho chúng nơi ở an toàn-tiện nghi để chúng tăng trưởng giống nòi. Còn người gọi yến biết ơn chim yến vì đã trao tặng loài người sức khoẻ vàng trong từng sợi yến

con người chim yến cộng sinh - hái tổ tham lam

Chim yến xây tổ 3 đến 4 tháng

Có thể bạn quan tâm  

     

    Quan tâm tính nhân văn của nghề gọi yến

    Các sản phẩm tổ yến ngày càng được khách hàng yêu mến, ưa chuộng sử dụng. Người gọi yến chúng tôi phải luôn quan tâm đầu tư chi phí căn nhà yến của mình làm cho chim yến ngày càng sinh sôi phát triển mạn hơn nữa để cho ra những chất lượng.

    Là người gọi yến nhân văn, chúng tôi không bao giờ mong muốn giết hại chim con hay bỏ trứng để hái tổ. Vì mỗi quả trưng, mỗi chim non chính là 1 thành viên mới trong căn nhà của chúng tôi. Những chú chim con luôn có cơ hội rất lớn quay lại làm tổ nơi nó sinh ra cùng cha mẹ. Câu hỏi đặt ra, thế tại sao chúng tôi lại vô tâm sát hại chúng được. Bản thân nếu làm điều này chẳng khác gì chính chúng tôi làm chim yến không dám trở về nơi yến làm tổ và tự đạp đổ chén cơm của mình

    Ảnh nhà chim yến Pimira

    Anh Hưng Gọi Yến – Hệ thống nhà nuôi yến Pimira

    [related_post_one]

    Gọi yến thật ra rất mang ý nghĩa nhân văn. Ngôi nhà do chính chủ nhà yến xây chính là nơi mang lại nơi cư trú rất bình yên cho những đôi chim yến phát triển. Mặt khác, chim yến sau khi làm tổ lại cung cáp cho con người nguồn dinh dưỡng quý giá. Song hành đó, chúng tôi lại có trách nhiệm bảo tồn môi trường hệ sinh thái phát triển chim yến trong tương lai.

    Phật pháp có câu “Cứu được 1 mạng xây lên 7 cơ đồ” . Trong khi người gọi Yến đang bảo tồn chúng trong tương lai và tránh được nạn săn bắt chim, thiên địch giết hại. Hơn ai hết, chúng tôi muốn đây là một nghề để lại phúc đức cho con cháu đời sau chứ không như những nhận thức sai lầm từ sự thiếu cơ sở khoa học cho rằng nghề nuôi yến rất ác

    [related_post_three]

    Tác dụng của tổ yến đối với lợi ích sức khỏe của con người thì không thể bàn cãi được từ ngàn xưa đến giờ. Khoa học đã chứng minh hơn ai hết từ các nghiên cứu của nước ngoài. Đúng như câu “Ăn khế trả vàng – Chim yến trả ơn” cho việc 2 bên cộng sinh trao giá trị cho nhau mãi mãi.

    Hy vọng qua bài viết, Pimira đã cho quý vị thấy được cái nhìn đúng đắn nhất nghề nuôi yến và không bận tâm những điều xấu nói về việc khai thác tổ nhé !!!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *